Năm 2017, môi trường kinh doanh thế giới và Việt Nam tiếp tục có nhiều biến động phức tạp, không ít diễn biến bất lợi đối với hoạt động thương mại, như nhu cầu tiêu dùng giảm, bảo hộ thương mại gia tăng, cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực bán lẻ… Tuy vậy, với sự năng động, linh hoạt và sáng tạo không ngừng, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn – TNHH MTV (SATRA) đã khắc phục được nhiều lực cản, hoàn thành kế hoạch đề ra.
Những bài toán khó
Ở nội tại, khâu chủ chốt là nhân sự vẫn để lại không ít âu lo. Việc triển khai kinh doanh các mặt hàng chiến lược như gạo, xăng dầu và hàng nhập khẩu hỗ trợ cho hệ thống bán lẻ như hàng tiêu dùng, hàng thực phẩm… đều đòi hỏi nhân sự vừa nhạy bén vừa có kinh nghiệm. Việc mở rộng, với tốc độ nhanh, số lượng các cửa hàng thực phẩm tiện lợi Satrafoods đã tạo áp lực lớn trong chuẩn bị nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, các đơn vị sản xuất, chế biến hàng nông-thủy-hải sản cũng thiếu hụt nguồn lao động có tay nghề.
Ở những khía cạnh khác, hệ thống phân phối của SATRA đã được tập trung đầu tư nhưng do phải hoàn tất nhiều thủ tục nên quy mô hoạt động vẫn còn hạn chế. Tình hình thị trường chứng khoán khá trầm lắng và nhiều thay đổi, điều chỉnh về chính sách, thủ tục của nhà nước cũng khiến tiến độ tái cấu trúc lại danh mục đầu tư tài chính theo Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp của SATRA và cả tiến độ cổ phần hóa công ty mẹ không đạt như kế hoạch đề ra.
Hệ thống bán lẻ trong năm 2017 được Satra đầu tư mạnh. Mạng lưới các cửa hàng thực phẩm tiện lợi Satrafoods và các chuỗi bán lẻ khác mang thương hiệu Satra như Satra Bakery & Café, nhà hàng việt… liên tục ra đời tại TP.HCM và Cần Thơ. Hệ thống bán lẻ được tiếp tục kỳ vọng là mũi nhọn đầy tiềm năng của Satra khi doanh thu năm 2017 của lĩnh vực này tăng “thần tốc” so với năm ngoái, từ con số khiêm tốn 10% lên đến 25% trong tổng doanh thu của công ty mẹ.
Với bên ngoài, SATRA đối mặt với sức mua đang yếu, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, các chi phí đầu vào tiếp tục tăng (nhất là chi phí tiền lương theo quy định mới) làm tăng giá thành, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Hơn nữa, việc kinh doanh xăng-dầu vẫn chưa thuận lợi trước diễn biến phức tạp về giá cả dầu thô thế giới cộng với tình trạng nhập lậu xăng. Riêng các đơn vị sản xuất, chế biến hàng nông-thủy-hải sản còn gặp khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu, giá nguyên liệu tăng, sản lượng và chất lượng nguyên liệu không như dự kiến do ảnh hưởng điều kiện thời tiết. Riêng với mặt hàng gạo, tuy mang lại doanh số lớn nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro do nguồn cung trong nước không ổn định, việc kiểm soát chất lượng gạo từ người nông dân vẫn chưa được đảm bảo triệt để, dẫn đến “vướng” hàng rào kỹ thuật của các nước nhập khẩu. Bên cạnh đó, lĩnh vực phân phối và bán lẻ có sự cạnh tranh gay gắt do các doanh nghiệp phân phối có tiềm lực mạnh tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh. Hoạt động của Chợ đầu mối nông sản - thực phẩm Bình Điền tiếp tục đối diện với những khókhăn khi công tác kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm từ gốc tại các địa phương chưa đảm bảo. Hàng hóa từ các tỉnh nhập về chợ chưa được sơ chế tại nguồn, ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, làm tốn nhiều nhân công và chi phí của chợ.
Năng động và linh hoạt ứng biến
Trước tình hình xuất khẩu gạo và kinh doanh xăng-dầu còn gặp khó khăn về thịtrường và giácả cũng liên tục biến động trong thời gian qua, để bảo đảm hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2017, SATRA đãđề ra các giải pháp tăng cường thêm nguồn thu từ những lĩnh vực khác. Theo đó, tập trung hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; tăng cường mở rộng mạng lưới bán lẻ trong toàn hệ thống; duy trì ổn định các hoạt động và loại hình dịch vụ văn phòng, kho bãi cho thuê… Đồng thời, thường xuyên tổ chức đánh giátình hình sản xuất, kinh doanh của đơn vịthành viên và của Công ty mẹ, qua đó kịp thời nắm bắt diễn biến của thịtrường để đề ra những giải pháp điều chỉnh thích hợp trong từng trường hợp cụ thể.
Riêng với sản phẩm chủ lực là gạo, SATRA đã thiết kế lại bao bì để chuẩn hóa hệ nhận diện và thu hút khách hàng nhằm tăng doanh số cho dòng sản phẩm gạo mang thương hiệu SATRA trên thịtrường nội địa. Đến nay, bao bì của một số nhãn hàng gạo như: Ngọc Việt, Gạo trắng hạt dài, Nếp Sáp đãtrởnên quen thuộc với người tiêu dùng và đang nhận được phản hồi tốt nhờchất lượng gạo cao, bao bì đẹp, giácả hợp lý. Trong quý IV-2017, SATRA đãhoàn tất việc thiết kế bao bì của 6 thương hiệu gạo nội địa còn lại như Thơm Mỹ, Việt – Đài, gạo giống Nhật Japonica v.v… và chuẩn bịsẵn sàng để đưa các sản phẩm với bao bì mới này ra thịtrường. Cuối năm 2017, SATRA cũng tung ra thịtrường sản phẩm mới là gạo thơm đặc biệt (đóng túi loại 1kg) để bán và làm quà tặng nhân dịp Tết sắp đến. Để đa dạng sản phẩm, SATRA còn chú trọng phát triển các sản phẩm chế biến từ gạo như bánh tráng, bún... để cung ứng cho các đơn vịthành viên (VISSAN, Cầu Tre) và hệ thống bán lẻ; khai thác nguồn nguyên liệu thủy sản của các tỉnh miền Tây Nam bộ để đưa thêm những sản phẩm mới ra thịtrường như: cáthát lát rút xương tẩm gia vị, chả cáthát lát đông lạnh…
Với nông sản nói chung, SATRA lựa chọn các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có tiềm năng thịtrường trong và ngoài nước để xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm khuyến khích, thúc đẩy phát triển các mặt hàng này thông qua chương trình liên kết hợp tác trong toàn Tổng Công ty và chương trình liên kết với các địa phương. Năm 2017 được đánh giálà năm bứt phátrong các hoạt động kết nối thịtrường của SATRA với các tỉnh thành, đặc biệt là khu vực phía Nam. Trong năm 2017, SATRA đãtìm hiểu và triển khai liên kết với các tỉnh An Giang, Bến Tre, Long An, Vĩnh Long, Kiên Giang, Đồng Tháp. Tính đến tháng 11/2017, SATRA đãký kết tổng cộng 19 biên bản ghi nhớ tiêu thụ hàng hóa với doanh nghiệp hai tỉnh Vĩnh Long và Kiên Giang.
Trong mảng xuất nhập khẩu, thủy hải sản, thực phẩm chế biến, gạo và mỡ cáhiện là 4 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của SATRA. Thịtrường lớn của các mặt hàng này là các nước châu Á, chiếm 72%, châu Âu 10% và thịtrường Hoa Kỳ chiếm 7%. Chỉ tính trong 9 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu toàn hệ thống SATRA đạt 76,46 triệu USD. Trong đó, Công ty mẹ thực hiện 35,6 triệu USD; các công ty con thực hiện 5,23 triệu USD; các công ty liên kết thực hiện 35,62 triệu USD.
Hệ thống bán lẻ trong năm 2017 được SATRA đầu tư mạnh. Mạng lưới các cửa hàng thực phẩm tiện lợi Satrafoods và các chuỗi bán lẻ khác mang thương hiệu SATRA như Satra Bakery&Café, Nhà hàng Việt… liên tục ra đời tại TP.HCM và Cần Thơ. Hệ thống bán lẻ được tiếp tục kỳ vọng là mũi nhọn đầy tiềm năng của SATRA khi doanh thu năm 2017 của lĩnh vực này tăng “thần tốc” so với năm ngoái, từ con số khiêm tốn 10% lên đến 25% trong tổng doanh thu của công ty mẹ.
Cùng với đó, để giúp Ban lãnh đạo Tổng Công ty cập nhật thông tin liên tục nhằm có những điều chỉnh kế hoạch phù hợp, giúp nâng cao năng suất bán hàng cũng như tối ưu hóa các chi phí, xử lý hàng tồn kho…, các bộ phận chuyên trách của TCT đãtăng cường ứng dụng phần mềm quản trịhệ thống bán lẻ, các dữ liệu được truyền về máy chủ tổng hợp và phân tích. Đồng thời, hoàn chỉnh quy trình làm việc trong hệ thống bán lẻ; sắp xếp, bố trí lại mặt bằng siêu thịmột cách hợp lý, khoa học để làm chuẩn áp dụng chung cho các siêu thịtrong hệ thống.
Ngoài ra, bộ phận kinh doanh và tài chính của Tổng Công ty cũng thường xuyên nắm bắt diễn biến thịtrường cũng như các biến động lãi suất, tỷ giávà chỉ số lạm phát để kịp thời có giải pháp ứng phó linh hoạt, vừa đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch vừa tham gia tốt chương trình bình ổn thịtrường của TP Hồ Chí Minh. Trong đó, bám sát diễn biến thịtrường gạo, mỡ cá, xăng-dầu trên thế giới và thịtrường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu khi có thời cơ.
Với những nỗ lực chung của toàn hệ thống, kết quả kinh doanh năm 2017 của toàn SATRA đều đạt kế hoạch đề ra. Cụ thể, doanh thu toàn Tổng công ty năm 2017 ước đạt 63.092,045 tỷ đồng, lợi nhuận ước đạt 12.456,080 tỷ đồng, trong đó doanh thu công ty mẹ ước đạt 10.763,41 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 2.960 tỷ đồng; doanh thu công ty con ước đạt 5.225,705 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 181,031 tỷ đồng; doanh thu công ty liên kết là 47.102,93 tỷ đồng, lợi nhuận 9.315,049 tỷ đồng.
Châu Trúc